Tại giao diện chính của chức năng này trên app Einvoice, tất cả các thông số về hóa đơn phát hành, tình hình sử dụng hóa đơn và trạng thái hóa đơn sẽ được hiển thị đầy đủ, vừa bao quát lại vừa vô cùng chi tiết thông qua các biểu đồ rất trực quan.
1. Hóa đơn đã phát hành
Đây là mục sẽ phản ánh một cách tổng quát nhất các thông số: Số hóa đơn đã phát hành trong năm, Số hóa đơn còn được sử dụng, Tổng tiền thuế trong năm và Giá trị hóa đơn phát hành trong năm của doanh nghiệp, tính tới thời điểm đang xem.
Không chỉ thể hiện qua con số rõ ràng mà biểu đồ biểu thị cũng rất trực quan, giúp bất kể ai khi nhìn vào đều có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin.
Muốn tiến hành đúng cách nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử, bạn cần phải chuẩn bị đầu đủ hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử thật đầy đủ, chuẩn chỉnh theo như quy định của pháp luật.
Thông thường, một bộ hồ sơ dùng để thông báo phát hành hóa đơn điện tử phải bao gồm đầy đủ những yêu cầu sau:
- Quyết định sử dụng hoá đơn điện tử ( Theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC).
- Thông báo phát hành hoá đơn điện tử (Theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC).
- Hoá đơn mẫu được lấy từ nhà cung cấp hóa đơn điện tử doanh nghiệp bạn sử dụng, chẳng hạn như E-invoice.
Lưu ý rằng, cách nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử chỉ có thể tiến hành thuận lợi khi doanh nghiệp đã có chữ ký số để tiến hành ký điện tử.
Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất hồ sơ cho việc nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp có thể tiến hành cách nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi tới cơ quan thuế theo 1 trong 2 phương thức dưới đây:
- Cách 1: Doanh nghiệp gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng.
- Cách 2: Doanh nghiệp có thể nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử bản giấy gửi thẳng tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Cả hai cách nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử trên đều đúng quy định pháp luật và được chấp thuận.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Tình hình sử dụng hóa đơn
Thông qua biểu đồ đường và các số liệu cụ thể, người dùng có thể dễ dàng nắm được tình hình sử dụng hóa đơn của DN và dễ dàng so sánh sự biến động về số lượng hóa đơn sử dụng giữa các tháng trong năm với nhau.
Tại mục này, người dùng có thể nhấn chọn xem tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm tùy muốn. Sau đó, hệ thống sẽ tự cập nhật dữ liệu từ trung bình, cao nhất và thấp rất rồi thực hiện vẽ biểu đồ cho người dùng dễ quan sát nhất.
Báo cáo theo tháng sẽ áp dụng với các đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.
Cụ thể, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải áp dụng lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong 12 tháng đầu, kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng mà chưa có thông báo của cơ quan thuế, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng có thời hạn nộp chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý được nộp theo mẫu số 3.9 trong Phụ lục 3 ban hành kèm theo của Thông tư 39/2014/TT-BTC. Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp không sử dụng hóa đơn, thì vẫn sẽ phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Theo đó, báo cáo sẽ ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0).
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý quy định như sau:
– Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4.
– Quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7.
– Quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10.
– Quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau .
3. Trạng thái báo cáo
Đây là mục sẽ tổng hợp tới người dùng tổng số liệu: Hóa đơn chưa phát hành, Hóa đơn thay thế, Hóa đơn xóa bỏ và Hóa đơn điều chỉnh của doanh nghiệp trong năm, tính đến thời điểm xem.
Dựa vào đây, kế toán DN có thể lên kế hoạch xúc tiến các hóa đơn phát hành và rà soát lại các lỗi xảy ra khi lập, xuất hóa đơn nhằm rút kinh nghiệm cho những lần sau.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn.
Căn cứ vào quy định pháp luật về hóa đơn hiện hành, các DN khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sẽ được miễn hoàn toàn nghiệp vụ lập báo cáo tình hình sử dụng HĐ gửi tới cơ quan thuế. Còn các DN sử dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế thì vẫn sẽ phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để gửi tới cơ quan thuế.
Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp của bạn thuộc đối tượng phải lập báo cáo tình hình sử dụng để gửi lên cơ quan thuế thì kế toán DN cũng hoàn toàn không cần lo lắng. Bởi, khi chuyển đổi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử như E-invoice của ThaisonSoft, thay thế cho phương thức hóa đơn giấy thủ công, hệ thống hóa đơn điện tử sẽ hỗ trợ kế toán tổng hợp, thống kế tình trạng sử dụng hóa đơn theo ngày/tháng/năm rất chi tiết.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp tới bạn và doanh nghiệp các tính năng đầy tiện ích của chức năng Thống kê trên app E-invoice. Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/